Một trong những yếu tố giúp thang máy hoạt động an toàn là thường xuyên kiểm định thang máy hàng tháng. Giúp duy trì tuổi thọ thang máy cao hơn đồng thời mang lại an toàn cho người sử dụng.

Xem thêm: Những hãng thang máy gia đình tốt nhất hiện nay

kiểm định thang máy
Bắt đầu kiểm định thang máy trước khi bàn giao

Tại sao cần phải kiểm định thang máy đúng hạn?

Khi đầu tư lắp đặt thang máy, chủ đầu tư không nghỉ nhiều đến việc kiểm định thang máy, chính vì vậy mà khi đến thời kì kiểm định thì họ khá bất ngờ.

Đây là những trường hợp mà tôi đã gặp phải. Vậy tại sao cần phải kiểm định thang máy theo định kì?

Vì thang máy thuộc danh mục các loại máy móc, vật tư, thiết bị ảnh hưởng đến an toàn, cần quản lý nghiêm ngặt. Và bắt buộc phải kiểm định định kỳ để đảm bảo an toàn cho người sư dụng.

Thời hạn kiểm định thang máy khi nào?

Kiểm định thang máy khác với các hoạt động như bảo trì bảo dưỡng thang máy. Công việc kiểm định thang máy thường được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định cụ thể như sau

Kiểm định trước khi sử dụng: đây là giai đoạn sau khi mới lắp đặt thang máy xong, trước khi đưa thang máy vào sử dụng bắt buộc phải kiểm định thang máy.

Kiểm định thang máy định kỳ: thông thường thang máy cứ 3 năm kiểm định một lần, nếu thang máy hoạt động với tầng suất nhiều và đã hoạt động trên 10 năm thì cứ 2 năm phải kiểm định một lần. Đối với thang máy đã sử dụng trên 20 năm, thì định kỳ 1 năm phải kiểm định một lần.

Kiểm định khi thang máy có những dấu hiệu không an toàn: đây là trường hợp khẩn cấp cần ảnh hưởng đến an toàn, cần phải kiểm định thang máy ngay để có thể xác định tình trạng và khắc phục, để đưa thang máy vào hoạt động trở lại.

Xem thêm: Thời gian đặt hàng thang máy mất bao lâu?

Tiêu chuẩn kiểm định an toàn thang máy

Kiểm định thang máy đã được nhà nước đưa ra dựa trên các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

  • Quy chuẩn dành cho thang máy điện là: TCVN 6395:2008, Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
  • Quy chuẩn dành cho thang máy thủy lực là: TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998), Thang máy thủy lực – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
  • Quy chuẩn dành cho thang cuốn và thang chở người là: TCVN 6397:1998 Thang cuốn và băng chở người – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy do Cục An toàn lao động chủ trì biên soạn và được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

tại sao phải kiểm định thang máy
Nên kiểm định thang máy định kỳ để tránh sự cố đáng tiếc

Với mỗi loại thang máy khác nhau lại có một quy trình kiểm định khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Thang máy thủy lực theo văn bản: QTKĐ:22-2016/BLĐTBXH;
  • Thang máy có phòng máy theo văn bản: QTKĐ:21-2016/BLĐTBXH;
  • Thang máy không phòng máy theo văn bản: QTKĐ:24-2016/BLĐTBXH…

Đơn vị kiểm định thang máy

Những đơn vị kiểm định thang máy phải được nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiển hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy.

Các đơn vị được Cục An Toàn Lao Động, Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội cấp phép kiểm định.

Một số cơ quan đơn vị được phép kiểm định thang máy như:

  • Trung tâm Kiểm định KTAT khu vực I/ II/ III;
  • Trung tâm Kiểm định và huấn luyện KTATLĐ TP. HCM;
  • Công ty TNHH MTV Kiểm định kỹ thuật an toàn Việt Nam;
  • Công ty TNHH Một thành viên Kiểm định kỹ thuật an toàn Dầu khí Việt Nam;
  • Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng;

Và một số đơn vị khác …

quy trình kiểm định thang máy
Quá trình kiểm định cho thang máy rất quan trọng

Giá kiểm định thang máy bao nhiêu và ai trả?

Trong lần kiểm định đầu tiên thì đơn vị cung cấp thang máy sẽ chi trả chi phí kiểm định lần đầu. Còn các lần sau chủ thang máy sẽ phải trả.

Tùy vào dòng thang máy và số tầng thang máy mà giá kiểm định thang máy khác nhau. Giá kiểm định thang máy dao động từ 2 triệu đến 5 triệu đồng. Cụ thể, theo quy định như sau.

Theo Quyết định số 11/ QĐ – KĐ được ban hành vào ngày 27/02/2017 của Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn khu vực III, giá kiểm định thang máy như sau:

  • Đối với thang máy từ 10 tầng trở xuống: chi phí 2.000.000đ/thang.
  • Đối với thang máy từ 10 tầng đến 20 tầng: chi phí 3.000.000đ/thang.
  • Đối với thang máy trên 20 tầng: chi phí là 4.500.000đ/thang.

Tem kiểm định thang máy ai cấp?

Tem kiểm định được dán sau khi đơn vị kiểm định thang máy hoàn tất, mỗi tem kiểm định sẽ khác nhau của mỗi đơn vị kiểm định.

Đơn vị kiểm định thuộc bộ nào thì trên tem kiểm định sẽ có tên của bộ đó.

giá kiểm định thang máy
Tem kiểm định thang máy

Quy trình kiểm định thang máy như thế nào?

Quy trình kiểm định của các đơn vị cơ quan cơ bản được tiến hành qua 5 bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ và lý lịch thang máy

Bước 2: Kiểm định kỹ thuật bên ngoài thang máy

Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật, thử không tải

Bước 4: Thử tải động

Bước 5: Xử lý kết quả sau khi kiểm định

Việc xử lý kết quả sau khi kiểm định sẽ được thực hiện theo quy trình sau:

  • Lập biên bản kiểm định.
  • Trình kiểm định viên thông qua biên bản kiểm định.
  • Ghi kết quả kiểm định và lý lịch của thang máy.
  • Dán tem kiểm định do đơn vị kiểm định cấp.
  • Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định an toàn.

Xem thêm: Thời gian lắp đặt thang máy trong bao lâu?

Kết luận:

Trên đây là toàn bộ những vấn đề về kiểm định thang máy mà Mitsubishi Nhật Bản có thể chia sẻ đến bạn. Nếu cần hỗ trợ gì thêm vui lòng liên hệ qua thông tin bên dưới bạn nhé. Xin trân trọng cảm ơn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Hotline: 0917 338 479
  • Email: mitsubishinhatban@gmail.com
  • Địa Chỉ: 37/62/6 Hồ Văn Long, P. Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TPHCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *