Mặc dù kích thước thang máy gia đình tương đối nhỏ nhưng việc bố trí thang máy cho nhà ống vào vị trí nào phù hợp không phải là việc tùy tiện. Chúng ta cần nhìn tổng quan ngôi nhà mà chọn vị trí phù hợp.
Xem thêm:
Có 3 vị trí chúng ta có thể bố trí thang máy được: giữa cầu thang bộ, bên cạnh cầu thang bộ, vị trí giếng trời.
Mỗi vị trí sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào diện tích nhà ống và sở thích của chủ nhà mà ta chọn vị trí thích hợp nhất. Đồng thời còn phụ thuộc rất lớn vào việc nhà đã xây mới, hay là nhà cải tạo lại.
Bố trí thang máy cho nhà ống xây mới
Đối với nhà phố, nhà ống được xây mới thì việc thiết kế, bố trí thang máy ở vị trí nào cũng dễ hơn nhà cải tạo. Hai vị trí thường được chọn lắp đặt cho nhà thiết kế và xây mới: bên cạnh cầu thang bộ, giữa cầu thang bộ.
Vị trí giữa cầu thang bộ cho nhà xây mới
Đối với các nhà xây mới việc bố trí thang máy ở cầu thang bộ khá thuận tiện, vì được thiết kế sẵn kích thước thang máy, vị trí đặt thang máy sẽ được tính toán khá hợp lý.
Vậy ở vị trí giữa cầu thang bộ thì có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Ưu điểm khi bố trí thang máy ở giữa cầu thang bộ
Tận dụng được diện tích trống ở giữa cầu thang bộ
Mang lại vẻ sang trọng cho ngôi nhà.
Nếu lắp đặt thang máy kính ở vị trí này sẽ giúp cho không gian cầu thang bộ trở nên thông thoáng hơn, giúp mắt nhìn thoải mái hơn.
Nhược điểm khi bố trí thang máy ở giữa cầu thang bộ
Nhược điểm lớn nhất khi lắp thang máy ở vị trí này là không còn khu vực trống (giếng trời) lấy sáng cho ngôi nhà, chính vì vậy mà vị trí này chúng ta nên lắp thang máy kính loại nhỏ. Để mắt nhìn không phải tù túng, ngộp từ một chiếc thang máy kín mít bằng inox.
Vị trí bên cạnh cầu thang bộ cho nhà xây mới
Phương án này thường được triển khai cho những ngôi nhà phố có mặt tiền hẹp nhưng có diện tích chiều dài sâu bên trong. Ví dụ như: 4mx20 hay 5m x25.
Vì chiều dài nhà khá sâu nên khi lắp đặt thang máy song song với thang bộ rất hợp lý luôn.
Ưu điểm của phương án này
Có phòng thang máy riêng trong nhà, mang lại vẻ đẹp sang trọng, thẩm mỹ ngôi nhà được nâng cao.
Giữ được khoảng không trống ở giữa cầu thang bộ, lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên vào nhà.
Nhược điểm:
Chiếm nhiều diện tích hơn phương án lắp thang máy giữa cầu thang bộ.
Đối với những ngôi nhà cải tạo lại thì không lắp được.
Bố trí thang máy cho nhà phố cải tạo lại
Đối với các ngôi nhà cải tạo lại ta chỉ có thể bố trí thang máy ở những vị trí trống như giữa cầu thang bộ, các khu vực lấy sáng trong nhà là hợp lý nhất.
Những vị trí lấy sáng trong nhà phố thường nằm ở giữa nhà hoặc phía sau nhà, có công trình lấy sáng cả 2 vị trí này. Nên việc bố trí thang máy ở vị trí lấy sáng là phù hợp và hiệu quả về kinh phí.
Mặc dù có thể lắp đặt ở bất kỳ vị trí nào, nhưng gia chủ phải tốn nhiều chi phí để đục sàn, hoàn thiện lại ở những vị trí này. Làm cho kinh phí tăng cao, nên lắp thang máy ở vị trí khác sẽ không hiệu quả.
Kết luận:
Việc bố trí thang máy cho nhà ống, nhà phố không có gì quá khó, nếu gia chủ hiểu được các nguyên lý.
Đối với các công trình xây mới, tùy theo diện tích ngôi nhà mà gia chủ có thể chọn 2 phương án: giữa cầu thang bộ và bên cạnh cầu thang bộ
Đối với nhà phố cải tạo lại, 2 vị trí phù hợp nhất: giữa cầu thang bộ, vị trí lấy sáng của ngôi nhà.
Để có thể đưa ra phương án chính xác, hợp lý bạn cần có sự tư vấn của kỹ thuật viên thang máy. Nếu cần hỗ trợ hay comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ qua thông tin bên dưới bạn nhé.