Thang máy cứu hỏa có nhiệm vụ dùng để tải các nhân viên cứu hỏa trong trường hợp có xảy ra hỏa hoạn, nhưng nếu trường hợp bình thường thang máy cứu hỏa sẽ hoạt động như thang máy tải khách.
Vì có 2 cơ chế thay đổi linh hoạt như vậy, nên thang máy cứu hỏa có giá thành đắt hơn thang máy tiêu chuẩn. Vì cần trang bị thêm một số bộ phận khác phục vụ công tác cứu hỏa.
Xem thêm:
Thang máy cứu hỏa rất cần thiết cho các công trình
Nhằm đảm bảo an toàn cho cư dân và người lao động đang sinh sống và làm việc ở những chung cư, tòa nhà, trung tâm thương mại. Thì việc lắp đặt và đưa vào hoạt động thang máy cứu hỏa là rất cần thiết.
Trong 10 năm trở lại đây, số lượng các tòa nhà cao tầng được xây dựng, những chung cư được xây mới rất nhiều. Nhưng vấn đề cứu hỏa lại rất nan giải và chưa có bài toán phù hợp.
Theo chúng tôi thông kê, từ năm 2013 trở lại đây trên cả nước đã xảy ra 2.600 vụ chát nổ làm rất nhiều người chết và bị thương, tài sản thì mất mác quá lớn.
Đa số các tòa nhà chỉ trang bị thang máy tải khách kết hợp với cầu thang bộ thoát hiểm. Nhưng với số lượng cư dân rất đông, khi xảy ra hỏa hoạn mọi người chen lấn nhau chạy tán loạn, dẫn đến việc di tản rất khó khăn.
Đồng thời, để các lính cứu hỏa vào tòa nhà để dập lửa thì lại càng khó hơn. Phương án hiện đang sử dụng là dùng thang để đưa lính cứu hỏa vào trong. Phương án này khá chậm chạp và khi lính cứu hỏa vào đến nơi thì lửa đã lan lớn rồi.
Vì vậy, các tòa nhà nên cần lắp ít nhất một thang máy có nhiệm vụ cứu hỏa, dập lửa. Ngày thường để cư dân sử dụng, khi hỏa hoạn để lính cứu hỏa sử dụng dập lửa nhanh nhất có thể.
Cơ chế hoạt động của thang máy cứu hỏa
Một chiếc thang máy cứu hỏa sẽ có 2 chức năng hoạt động khác nhau: hoạt động sơ tán người, hoạt động để đưa lính cứu hỏa dập lửa.
Khi có hỏa hoạn xảy ra trong tòa nhà.
Chức năng 1:
Chức năng sơ tán người sẽ kích hoạt, cabin thang máy di chuyển đến tầng sơ tán. Đây là tầng được lập trình sẵn, mọi người sẽ tập trung ở đây để sử dụng thang máy sơ tán.
Khi có chuông báo cháy, người quản lý có nhiệm vụ kích hoạt chế độ này để sơ tán cư dân.
Kết hợp với cầu thang bộ thì việc sơ tán người dân sẽ dễ dàng hơn.
Chức năng 2:
Chức năng dành riêng cho lính cứu hỏa chữa cháy.
Lính cứu hỏa đến hiện trường cần 1 khoảng thời gian nhất định, nên thời gian này khả năng cao đã sơ tán hết cư dân rồi.
Nên thang máy sẽ chỉ hoạt động đưa lính cứu hỏa đi chữa cháy.
Sau khi kết thúc công tác dập lửa, thang máy sẽ được khóa. Khi nào tòa nhà xử lý xong, an toàn hết thì thang máy mới được kích hoạt trở lại.
Kích thước của thang máy cứu hỏa là bao nhiêu?
Mặc dù đã có tiêu chuẩn thiết kế thang máy cứu hỏa nhưng vấn đề pháp lý bắt buộc các tòa nhà trang bị vẫn chưa rõ ràng.
Sau đây, chúng tôi đưa ra một số kích thước dựa theo tiêu chuẩn:
Thang máy hoạt động cứu hỏa:
Tải trọng tối thiểu là 630kg
Kích thước: 1,1m x 1,4m
Cửa cabin: 0,8 đến 1m
Thang máy vừa tải khách vừa cứu hỏa:
Kích thước: 1,1m x2,1m, diện tích phải 6m2
Tải trọng: tối thiểu 650kg
Bên cạnh đó các bộ phận khác cần phải được trang bị với vật liệu chống cháy nổ, nguồn điện phải được trang bị riêng, hoạt động độc lập.
Tiêu chuẩn thang máy cứu hỏa
Nội dung sau đây mitsubishinhatban.com xin viện dẫn từ tiêu chuẩn Quốc Gia để bạn tham khảo.
Để xem toàn bộ tiêu chuẩn nhấp vào đây nhé: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6396-72:2010
Tiêu chuẩn TCVN 6396-72:2010 là tiêu chuẩn Quốc gia về Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và chở hàng. Phần 72: Thang máy chữa cháy.
Mục tiêu của tiêu chuẩn này là quy định các yêu cầu cho thang máy được chỉ định là thang máy chữa cháy trong công trình, để cho lính chữa cháy sử dụng đảm bảo an toàn để tiếp cận chữa cháy và rút khỏi đám cháy.
Để tuân thủ tiêu chuẩn này, các thang máy cứu hỏa phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu cụ thể từ khâu thiết kế, chế tạo đến lắp đặt, vận hành, chạy thử.
Nội dung cơ bản của tiêu chuẩn này gồm có 3 nội dung chính yêu cầu phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy như sau:
Giải cứu từ bên ngoài;
Giải cứu từ bên trong;
Yêu cầu chống nước của thiết bị
Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho Thang máy chữa cháy, là Thang máy được lắp đặt chủ yếu để phục vụ hành khách với sự bảo vệ bổ sung, các thiết bị điều khiển và tín hiệu được điều khiển trực tiếp bởi đội chữa cháy.
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các thang máy chữa cháy mới, được lắp đặt sau ngày công bố tiêu chuẩn này. (1.4)
Tiêu chuẩn không áp dụng cho: (1.2)
– Thang máy hai tầng;
– Thang máy đã được lắp đặt trong các tòa nhà;
– Sự sửa chữa quan trọng cho thang máy đã lắp đặt trước khi công bố tiêu chuẩn này;
– Thang máy có hai lối vào mà hành lang phòng cháy của thang máy chữa cháy không được bố trí ở cùng một phía với hành lang của lối vào phục vụ chữa cháy.
Các yêu cầu cơ bản của thang máy chữa cháy
Được quy định chi tiết tại 5.2.
Về bảo vệ tránh nước đối với thiết bị điện, quy định chi tiết tại 5.3.
Quy định về giải cứu các lính chữa cháy bị mắc kẹt trong cabin (5.4), các quy định, quy trình về giải cứu từ bên ngoài cabin, các phương tiện giải cứu phù hợp như thang cố định, thang xách tay, các thang dây, … (5.4.3), tự giải cứu từ bên trong cabin, các phương tiện, cấu tạo để giải cứu như thang cứng, lối tiếp cận để mở cứa thoát hiểm, tạo các bậc thích hợp trong cabin, … (5.4.4)
Các yêu cầu về hệ thống điều khiển (5.8) sự gọi về ưu tiên đối với thang máy chữa cháy khi kích hoạt tín hiệu báo cháy, Ví dụ (5.8.7 a) tất cả các điều khiển tại tầng dừng và điều khiển trong cabin của thang máy cứu hỏa phải ngừng hoạt động và tất cả các cuộc gọi đã đăng ký hiện có phải được hủy.
KẾT LUẬN:
Trên đây là toàn bộ những gì chúng tôi chia sẻ đến bạn về thang máy cứu hỏa, thang máy chữa cháy. Nếu cần tư vấn lắp đặt thang máy tại TP.HCM vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới nhé. Xin cảm ơn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0917 338 479
- Website: mitsubishinhatban.com
- Facebook: Thang máy Mitsubishi Nhật Bản
- Youtube: Thang máy Mitsubishi Nhật Bản