Bạn đang băn khoăn không biết việc lắp thang máy có phải xin phép từ cơ quan chức năng không? Hay cần làm những thủ tục, giấy tờ gì để được cấp phép sử dụng thang máy. Bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Xem thêm:

 

lắp thang máy có phải xin phép
Trước khi lắp thang máy nên xin giấy phép từ cơ quan chức năng

Lắp thang máy gia đình cần phải có giấy phép

Việc lắp đặt thang máy cho gia đình khá quan trọng, không giống như việc ta mua cái máy lạnh hay tủ lạnh. Vì thang máy có liên quan trực tiếp đến tính mạng con người.

Đồng thời thang máy là một thiết bị cơ khí điện, nên cần phải có các bản vẽ thể hiện thông số kỹ thuật, kích thước thang máy, đơn vị đã kiểm định, biên bản nghiệm thu bàn giao giữa đơn vị lắp đặt và gia chủ. Đặc biệt, cần có sự xác nhận từ cơ quan địa phương.

Vậy việc lắp đặt thang máy cho gia đình cần phải xin phép cơ quan chức năng bạn nhé. Để tránh các rắc rối sau này như bị kiểm tra, phạt nóng này nọ.

lắp thang máy có phải xin giấy phép
Nên xin giấy phép trước khi lắp thang máy để tránh bị phạt nóng

 

Tại sao phải xin phép khi lắp thang máy?

Có người lại thắc mắc, lắp thang máy trong nhà như mua một vật dụng thôi làm gì phải xin phép cơ quan địa phương, thật rắc rối.

Nhưng bạn à, cái gì cũng có cái lý của nó. Việc xin giấy phép khi lắp thang máy là việc nên làm bạn nhé. Và tại sao nhà nước lại ra luật này.

Chính vì thang máy là phương tiện vận chuyển con người, chỉ cần xảy ra một tai nạn nhỏ là có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Nên không những phải xin phép khi lắp đặt thang máy, mà còn phải có giấy tờ kiểm định thang máy theo định kỳ, để đảm bảo thang máy hoạt động ổn định, không bị hư hỏng.

lắp thang máy có cần phải xin phép

Dựa vào quy định nào của nhà nước

Chúng tôi xin trích nguồn từ báo Pháp luật TPHCM.

Dựa vào thông tư 15/2018 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình mà Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành.

lắp thang máy gia đình có phải xin phép
Biên bản nghiệm thu thang máy gia đình

Cụ thể như quy định về diện tích hữu ích sàn cabin thang máy gia đình không lớn hơn 1,6 m2 và kích thước các cạnh của sàn cabin không nhỏ hơn 0,6 m; tải trọng định mức không nhỏ hơn 200 kg/m2 sàn cabin và chịu được tối thiểu 115 kg.

Quy định cũng nêu rõ đối với thang máy gia đình hành trình nâng của cabin không lớn hơn 15 m, chiều cao trong lòng cabin không nhỏ hơn 2 m.

Lối vào thang tại mỗi tầng phải được bảo vệ bởi cửa tầng, tuyệt đối không được phép dùng tấm che để che chắn còn cửa cabin buồng thang không được mở ra bên ngoài sàn tầng.

Theo quy chuẩn, thang máy phải có hai hệ thống cứu hộ bằng tay và bằng điện để có thể sử dụng linh hoạt trong quá trình cứu hộ khi thang gặp sự cố.

Trong quá trình sử dụng, thang máy phải được theo dõi, quản lý, kiểm tra bởi người đã được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động về sử dụng thang máy, trong đó có nội dung về công tác cứu hộ.

Trường hợp không bố trí được người theo dõi, quản lý thang máy thì phải thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc theo dõi, quản lý này và chỉ có những người có trách nhiệm mới được phép tiếp cận máy dẫn động.

Mỗi thang máy phải có sổ theo dõi việc hiệu chỉnh, bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa thang máy, đây là điều mà hiện nay nhiều gia đình đã bỏ qua.

Tất cả bộ phận hợp thành của thang máy phải có chứng nhận về chất lượng và nơi sản xuất; thang máy khi xuất xưởng phải ghi rõ mã hiệu, tải trọng (số người) cho phép tại bảng điều khiển trong cabin. Thông tư trên có hiệu lực từ ngày 1-3-2019.

Trích nguồn: https://plo.vn/ban-doc/nhieu-quy-dinh-chat-che-cho-thang-may-gia-dinh-797830.html

Kết luận:

Dựa trên các thông tin Mitsubishi Nhật Bản đưa ra bên trên, bạn nên để ý và chuẩn bị đầy đủ giấy phép trước khi lắp thang máy gia đình bạn nhé.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: “lắp thang máy có phải xin phép không?” của chúng tôi. Chúc bạn gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong việc lắp thang máy cho nhà mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *