Hai hãng thang máy có tiếng nhất hiện nay tại Việt Nam là Mitsubishi và Schindler, nhưng hãng nào trội hơn? Bài này, tôi sẽ so sánh thang máy Mitsubishi và thang máy Schindler dựa vào 6 yếu tố chính.

Nói về thang máy chắc không ai không biết đến 2 hãng thang máy này, mỗi hãng có những khác biệt, ưu thế để cạnh tranh lẫn nhau. Đồng thời chinh phục từng phân khúc khách hàng của mình, chính vì vậy mà cần có một bài viết so sánh thang máy của 2 hãng này như thế nào?

so sánh thang máy Mitsubishi và thang máy Schindler
So sánh thang máy Mitsubishi và thang máy Schindler

Xem thêm:

So Sánh tổng thể thang máy Mitsubishi và thang máy Schindler

Dựa trên 6 yếu tố từ các bài so sánh thang máy của các hãng khác. Tôi cũng dựa vào đó mà phân tích và so sánh thang máy Mitsubishi và Schindler. Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé.

1.So sánh về xuất xứ

Về nguồn gốc xuất xứ thì một hãng đến từ Thụy Sỹ, một hãng đến từ Nhật Bản.

Schindler: thành lập năm 1874 tại Lucerne, Thụy Sỹ và là thương hiệu thang máy hàng đầu Châu Âu, họ chiếm lĩnh thị trường thang máy Châu Âu từ rất lâu.

Sau đó Schindler bắt đầu kế hoạch đánh vào thị trường Bắc Mỹ, bằng cách M&A các công ty thang máy trong khu vực này vào những năm thập niên 70 và 80, rồi vươn ra toàn thế giới.

Mitsubishi: là công ty khá lâu đời tại Nhật Bản được thành lập năm 1921, 10 năm sau bắt đầu sản xuất thang cuốn, đến năm 1935 Mitsubishi cho ra đời chiếc thang máy đầu tiên.

Mitsubishi đã đạt được nhiều kỷ lục như:

  • Năm 1965: đạt kỷ lục sản xuất 10000 chiếc thang máy
  • Năm 1978: lập kỷ lục khi lắp đặt thang công thang máy có tốc độ chạy nhanh nhất tại thời điểm nay. Đó là chiếc thang máy chạy với tốc độ 600m/phút tại công trình Sunshine 60 Building.
  • Năm 1983: xác lập kỷ lục mới với 100000 bộ thang máy và thang cuốn được bán ra thị trường.

Và rất nhiều kỷ lục khác.

thương hiệu Schindler Thụy Sý
Thương hiệu Schindler Thụy Sý

2.So sánh về thương hiệu

Cả 2 hãng thang máy đều nằm trong tốp 5 các hãng thang máy nổi tiếng và chất lượng nhất thế giới.

Nếu so sánh về thương hiệu thì rất khó, vì mỗi thương hiệu sẽ có những ưu điểm nổi trội khác nhau, mục tiêu cuối cùng là nâng cáo chất lượng để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Trong trường hợp này tôi sẽ so sánh về quy mô nhân sự và đây cũng là yếu tố các chuyên gia xếp hạng thương hiệu của các hãng thang máy.

  • Schindler: 60.000 nhân sự phục vụ tại 1000 chi nhánh trên toàn thế giới.
  • Mitsubishi: 145.000 nhân sự làm việc tại 206 chi nhánh trên toàn cầu.

Qua đó, Mitsubishi được đánh giá cao hơn 1 bậc trên bảng xếp hàng so với Schindler. Lần lượt 2 hãng chiếm vị trí thứ 2 và thứ 3.

thương hiệu Mitsubishi Nhật Bản
thương hiệu Mitsubishi Nhật Bản

3.So sánh chất lượng hoàn thiện thang máy

Đều là dòng thang máy nhập khẩu, được sản xuất tại nhà máy chính hãng. Sử dụng vật liệu chất lượng, đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao, sản phẩm xuất xưởng phải đạt tiêu chuẩn ISO.

Một điều quan trọng nữa là tôi đã trực tiếp trải nghiệm cả 2 dòng thang máy của 2 hãng Schindler và Mitsubishi. Tôi đánh giá cả 2 đều có chất lượng hoàn thiện thang máy cực kỳ đẹp và tốt:

  • Thang máy lắp đặt hoàn thiện đẹp, bóng bẩy, mượt mà.
  • Vận hành êm ái, không rung lắc, không tiếng ông
  • Hệ thống an toàn tiên tiến, giải quyết vấn đề tốt về vấn đề an toàn.
  • Đều được kiểm định theo tiêu chuẩn hàng đầu
  • Cuối cùng, độ bền lâu dài.

4.So sánh thiết kế nội thất thang máy

Cả 2 hãng thang máy Mitsubishi và Schindler đều sử dụng vật liệu cao cấp để sản xuất nội thất thang máy, nên về độ bền và xịn thì như nhau.

Sự khác biệt ở đây là phong cách thiết kế, thang máy của cả 2 hãng được thiết kế phù hợp với từng công trình.

Nên trong phần so sánh này tôi đánh giá là tốt như nhau, không hãng nào hơn hãng nào.

thang máy mitsubishi và thang máy Schindler
Nội thất thang máy cả 2 hãng đều chất lượng

5.So sánh về giá thang máy

Trong hạng mục so sánh giá thành, có thể nói cả 2 hãng đều có giá cao đáp ứng nhu cầu của người có tiền.

Các bài viết trước tôi có đưa mức giá thang máy nhập khẩu của Mitsubishi là 30.000USD đây là mức giá tiêu chuẩn thôi, nó sẽ tăng hơn nữa nếu chủ đầu tư yêu cầu thêm các hạng mục khác.

Cụ thể, tùy từng công trình, mức giá cao hay thấp còn tùy vào thiết kế của công trình lắp đặt thang máy.

Vì vậy, về giá thành thang máy ở cả hai thương hiệu tôi đánh giá là có mức giá như nhau.

Về thang máy liên doanh: cả 2 dòng thang máy đều có giá tương đương nhau, mức giá còn được ưu đãi tùy theo chiến lược bán hàng của công ty nội địa.

Một chiếc thang máy gia đình liên doanh sẽ có mức giá rơi vào khoảng 280 triệu – 350 triệu.

6.So sánh về chế độ bán hàng bảo hành.

Xét về chế độ bảo hành, bảo trì. Tôi nhận thấy không có sự khác biệt của cả 2 hãng, cụ thể như sau:

  • Bảo trì định kỳ 01 lần/tháng: kiểm tra tổng quan thang máy, tra dầu, vệ sinh thang máy.
  • Kiểm tra phụ tùng thang máy, cần thiết thay thế không?
  • Hướng dẫn và tư vấn sử dụng cho khách hàng.
  • Xử lý và sửa chữa khi thang hư, hổng, có sự cố.

Kết luận:

Sau khi phân tích qua 6 yếu tố trên, tôi đưa ra nhận định cả 2 hãng thang máy Mitsubishi và Schindler chỉ trong một câu nói: “kẻ tám lạng, người nửa cân”.

Sự quyết định chọn hãng thang máy nào còn dựa vào một yếu tố quan trọng mà tôi không thể phân tích, chính là cảm nhận của bạn.

Mỗi người sẽ có cảm nhận yêu, ghét, thương khác nhau khi đưa ra quyết định chọn một sản phẩm nào đó, và thang máy cũng vậy thôi.

Trên đây là bài viết so sánh thang máy Mitsubishi và thang máy Schindler, tôi xin dừng tại đây.

Nếu quý khách cần tư vấn gì thêm vui lòng liên hệ qua thông tin bên dưới nhé. Xin cảm ơn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *