Thang máy là thiết bị không thể thiếu trong xã hội hiện nay, bạn đã bao giờ đi thang máy chưa?. Và bạn có từng suy nghĩ cấu tạo thang máy ra sao và nguyên lý hoạt động của thang máy như thế nào không?
Một thiết bị với khối lượng khá lớn, tải thêm vài trăm kg và có thể lên tới cả tấn, vậy điều gì giúp chiếc thang máy làm được như vậy?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy bên dưới nhé.
Hiện tại thang máy có 2 loại chính là loại có phòng máy và không phòng máy.
Các Bộ Phận Cấu Tạo Thang Máy
Sự khác nhau giữa 2 dòng thang máy này ở chỗ, thang có phòng máy thì được thiết kế phòng máy để chứa tủ điện, máy kéo. Thang không phòng máy thì không có khu vực này, mà máy kéo và tủ điện được đặt ở tầng trên cùng.
Đương nhiên, mỗi dòng thang máy sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, để tìm hiểu rõ về phần này bạn xem tại đây nhé: Nên lắp thang máy không phòng máy hay có phòng máy
Về cơ bản thì các bộ phân thang vẫn tương tự nhau, nên chúng tôi sẽ liệt lê chung ở đây cho bạn tiện theo dõi nhé.
- Hố thang máy: đây là khu vực trải dài từ trên xuống dưới thang máy của công trình.
- Phòng máy: khu vực chưa máy kéo và tủ diện, tiện lợi khi bảo trì. Thang không phòng máy thì máy kéo đặt ở tầng trên cùng.
- Hố pit: là khu vực đặt bộ giảm chấn, hệ thống điện của thang máy và nằm dưới nền nhà.
Ngoài ra còn có các bộ phận khác như sau: giảm chấn, cửa cabin, cáp, ray dẫn đường, hệ thống điều khiển, motor kéo,…
Bây giờ hãy cùng chúng tôi đi chi tiết vào nhiệm vụ của từng bộ phận này nhé.
- Motor kéo:
Đây là bộ phận rất quan trọng nhận nhiệm vụ dẫn động hộp giảm tốc chạy theo môt tốc độ nhất định để làm puli quay và kéo cabin chạy lên hay xuống.
- Hệ thống điều khiển thang máy:
Hệ thống điều khiển được lập trình tự động, có nhiệm vụ điều khiển thang máy theo yêu cầu của khách hàng mong muốn.
- Ray dẫn hướng:
Có nhiệm vụ dẫn hướng để cabin và đối trọng thang máy vận hành đúng hướng, ray được lắp đặt chạy dọc theo giếng thang.
Ngoài ra, ray dẫn hướng còn có nhiệm vụ khá quan trọng khi xử cố xảy ra như đứt cáp làm cabin rơi xuống, thì ray dẫn hướng sẽ có nhiệm vụ giữ và hãm lại.
- Thắng cơ:
Thắng cơ hay còn gọi là bộ hạn chế tốc độ, kiềm hãm cabin chạy đúng theo tốc độ đã lập trình.
- Giảm chấn:
Nằm ở dưới hố pít, có nhiệm vụ hấp thụ các giao động, giúp thang máy chạy êm hơn.
- Cửa cabin và cửa tầng:
Là bộ phận không thể thiếu của thang máy, có nhiệm vụ đóng và mở cửa, được tích hợp thêm các cảm biến nhận biết các vật cản phí trước cabin.
- Cabin thang máy:
Thang máy thì không thể thiếu cabin rồi, có nhiệm vụ vận chuyển hành khách đi lên và đi xuống. Cabin thang máy có nhiều thiết kế khác nhau, tùy theo cấu tạo của thang.
- Phần đối trọng:
Từ đối trọng chắc bạn cũng hiểu, có nhiệm vụ làm cân bằng, bộ phận đối trọng kết hợp với máy kéo để điều phối cabin đi lên và đi xuống.
- Cáp hành trình
Cáp hành trình cung cấp tín hiệu và nguồn điện cho cabin thang máy.
- Cáp tải
Cáp tải nối cabin và đối trọng có nhiệm vụ truyền lực dẫn động của máy kéo đến cabin và đối trọng.
Đây là bộ phận không thể thiếu của chiếc thang máy.
Ngoài ra, còn có một số bộ phân khác, chúng tôi liệt kê vào hình ảnh bên dưới bạn có thể tham khảo thêm nhé. Có cả cấu tạo thang máy không phòng máy và có phòng máy.
Về nguyên lý hoạt động của thang máy
Về nguyên lý hoạt động của thang máy thì khá đơn giản, nó là một quỳ trình được lắp đi lặp lại khi không có sự cố xảy ra.
Nhờ vào được lập trình tự đồng mà hệ thống thang máy hoạt động chính xác như vậy. Sau đây là nguyên lý hoạt động của thang máy một cách thực tế.
Người dùng thang máy ở bên ngoài nhấn vào nút gọi tầng.
Hệ thống điều khiển thang máy tiếp nhận thông tin và xử lý.
Điều khiển động cơ quay, ra lệnh cho cabin thang máy đi tới vị trí tầng mà người sử dụng đang đứng.
Thang đến tầng sẽ dừng và cửa mở.
Người sử dụng vào bên trong cabin thang máy, nhấn vào nút gọi tầng cần đến.
Hệ thống điều khiển nhận tín hiệu, xử lý thông tin, xem tầng nào gần đến trước và đi theo thứ tự.
Cứ như vậy cabin thang máy đến tầng nào sẽ dừng và mở cửa cho người bên trong đi ra ngoài.
Nếu đến tầng đó khi người sử dụng ra ngoài hết rồi, và không ai sử dụng, thang sẽ dừng lại tại tầng đó và đợi lệnh khác.
Nguyên lý sẽ lắp đi lặp lại như vậy.
Trên đây là cấu tạo thang máy và nguyên lý hoạt động của thang máy mà công ty thang máy Mitsubishi Nhật Bản chia sẻ đến bạn.
Nếu cần tư vấn lắp đặt thang máy bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới nhé. Xin cảm ơn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0917 338 479
- Website: mitsubishinhatban.com
- Facebook: Thang máy Mitsubishi Nhật Bản
- Youtube: Thang máy Mitsubishi Nhật Bản
- Nên Ký Hợp Đồng Bảo Trì Thang Máy Bao Lâu? 1 Tháng, 2 Tháng, Hay 1 Năm?
- 15 Mẫu Đá Ốp Thang Máy Tự Nhiên, Hàng Nội Địa Và Nhập Khẩu 2023
- Lắp Đặt Thang Máy Tải Thực Phẩm Tải Trọng 50kg – 300kg TPHCM
- Tải Trọng Thang Máy Được Xác Định Qua 3 Yếu Tố Sau !
- Báo Giá, Kích Thước Và Tải Trọng Thang Máy 6 Người Mới Nhất 2024